Chỉ trong thời gian ngắn, dịch Covid-19 đã để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho nền kinh tế trên toàn thế giới. Trong đó, kinh doanh thời trang là một trong những lĩnh vực bị tàn phá nặng nề nhất. Theo số liệu nghiên cứu của Boston Consulting Group, doanh thu từ kinh doanh thời trang trên thế giới giảm từ 25% đến 45%, tương đương với 450 đến 650 tỷ đô. Cùng với đó là vô số cửa hàng bán lẻ thời trang trên khắp các con phố điêu đứng vì lượng khách hàng giảm tới mức đáng báo động. Thậm chí, hàng loạt cửa hàng của những thương hiệu thời trang nổi tiếng như Zara, H&M đến Calvin Klein… đều lần lượt phải đóng cửa.
Việt Nam – đất nước nổi tiếng với chiến lược phòng chống dịch hiệu quả và triệt để cũng đang phải gánh chịu những tổn thất mà Covid-19 đã để lại cho hoạt động kinh doanh thời trang. Những shop kinh doanh lĩnh vực này đã làm gì để tồn tại và phục hồi trong thời gian đại dịch này?
Ngay khi ca nhiễm Covid-19 tại Việt Nam được xác nhận, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị 16/CT-TTg về các biện pháp phòng chống dịch. Trong đó có chỉ thị giãn cách xã hội yêu cầu người dân chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết. Ngoài ra, người tiêu dùng chỉ tập trung chi tiêu cho nhu cầu tối thiểu như thực phẩm, khẩu trang và thuốc… Mối quan tâm tới thời trang cũng vì thế mà giảm một cách đột ngột. Lượng khách hàng tới các cửa hàng thời trang không còn tấp nập như trước khi đại dịch hoành hành. Hậu quả là doanh thu tại các cửa hàng giảm tới mức nghiêm trọng. Thậm chí có những cửa hàng không thể bán được sản phẩm nào trong thời gian giãn cách xã hội và phải tạm thời đóng cửa hàng.
Nhận thấy tình hình kinh doanh theo cách truyền thống không thể duy trì, rất nhiều cửa hàng đã chuyển sang hình thức mới – kinh doanh online. Các cửa hàng chủ trương bán hàng đa kênh trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki hay qua trang mạng xã hội như Instagram, Facebook, Zalo… Thêm vào đó là những chương trình giảm giá, miễn phí giao hàng hoặc tặng kèm mặt hàng thiết yếu như khẩu trang và nước rửa tay nhằm kích cầu và mang lại doanh thu cho cửa hàng. Việc chuyển mô hình kinh doanh đã góp phần tạo nguồn doanh thu khá ổn định giúp duy trì hoạt động kinh doanh và chi phí cố định.
Bên cạnh hoạt động bán hàng online, có rất nhiều chủ cửa hàng triển khai chương trình từ thiện tại những nơi chịu ảnh hưởng của dịch bệnh. Họ quyên góp các nhu yếu phẩm như gạo, mì tôm hay khẩu trang và đồ bảo hộ phục vụ cho công tác phòng dịch tại các bệnh viện. Ngoài ra, sinh viên và người lao động có thu nhập thấp cũng nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ những cửa hàng này.
Hoạt động từ thiện trong thời gian chống dịch đã mang lại hiệu ứng rất tốt trong cộng đồng. Hơn hết, nó còn giúp các cửa hàng thời trang quảng bá và truyền thông, xây dựng hình ảnh đẹp đến người tiêu dùng. Quan trọng hơn là tên tuổi của những cửa hàng đó đã tiếp cận được số lượng không nhỏ khách hàng trên cả nước, tạo bước đệm cho sự phát triển và ổn định trở lại sau khi dịch bệnh qua đi.
Ngoài việc giải bài toán về doanh thu, các cửa hàng thời trang cũng gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc cân bằng chi phí. Đầu tiên, việc cắt giảm chi phí dành cho nhân sự là điều không thể tránh khỏi. Đối với những vị trí cốt cán của cửa hàng như quản lý, kế toán hay nhân viên marketing, nhân viên có thể làm việc tại nhà để đảm bảo khoảng cách an toàn và giảm thiểu chi phí thuê mặt bằng. Với nhân viên bán thời gian hoặc nhân viên chưa có thâm niên làm việc, nhiều cửa hàng phải cho nghỉ không lương hoặc nghỉ hẳn.
Recommended for you
Bên cạnh đó, số lượng lớn các shop có chi phí thuê mặt bằng cao cũng quyết định đóng hẳn cửa hàng và chỉ duy trì kho hàng để phục vụ cho việc bán online. Đây là những quyết định hết sức khó khăn, tuy nhiên, để có thể tồn tại và đứng vững trong thời gian khủng hoảng thì việc làm này là hoàn toàn đúng đắn và cần được thực hiện để đảm bảo ngân sách cho toàn bộ hệ thống.
Sau thời gian dài lao đao vì dịch bệnh, nhờ có biện pháp triệt để và nghiêm ngặt từ Chính phủ, mọi thứ dần trở lại trạng thái ban đầu. Hoạt động vui chơi giải trí, kinh doanh, du lịch tại Việt Nam cũng đã bắt đầu quay lại. Các shop thời trang dần mở cửa và bắt đầu lên kế hoạch để chiến đấu với thời cuộc mới.
Việc mở cửa trở lại đã giúp doanh thu của họ có chút tiến triển so với thời gian thực hiện cách ly. Tuy nhiên, những con số đó vẫn chưa đủ để bù đắp những mất mát mà các cửa hàng đã phải gồng gánh do dịch Covid-19 để lại. Hơn nữa, lượng khách hàng ghé thăm các shop thời trang còn chưa ổn định do mối lo lắng về nguy cơ quay trở lại của Covid-19 trong cộng đồng là rất lớn.
Để giúp khách hàng yên tâm hơn khi mua sắm, những cửa hàng này đã thực hiện nghiêm túc việc đeo khẩu trang, đo thân nhiệt, cung cấp dung dịch rửa tay sát khuẩn và đảm bảo khoảng cách cũng như số lượng khách tối đa mỗi lần mua sắm.
Ngoài ra, để thúc đẩy doanh thu và thu hút khách hàng, những chương trình ưu đãi và tiếp tục mô hình bán hàng đa kênh trên các trang thương mại điện tử để duy trì hoạt động cũng như đảm bảo doanh thu sau khi phục hồi sau đại dịch.
Đại dịch Covid-19 hoành hành yêu cầu mỗi cửa hàng cần phải cố gắng bằng mọi cách với mẫu số chung là có thể trụ vững để tồn tại ngay cả trong và sau thời gian khủng hoảng. Với những nỗ lực rõ ràng trong thời gian qua, tình hình kinh doanh tại các cửa hàng thời trang đã dần phục hồi và trở về trạng thái tương đối ổn định. Hy vọng trong thời gian tới sẽ có những bước tiến trong chiến lược và mô hình kinh doanh để phòng trong trường hợp xấu nhất, chủ cửa hàng thời trang không còn phải quá đau đầu với những quyết định khó khăn như thời gian qua.
Sorry, this entry is only available in Vietnamese. For the sake of viewer convenience, the…
Sorry, this entry is only available in Vietnamese. For the sake of viewer convenience, the…
Sorry, this entry is only available in Vietnamese. For the sake of viewer convenience, the…
Sorry, this entry is only available in Vietnamese. For the sake of viewer convenience, the…
Sorry, this entry is only available in Vietnamese. For the sake of viewer convenience, the…
Sorry, this entry is only available in Vietnamese. For the sake of viewer convenience, the…