Bạn từng nhìn thấy người ta đeo những chiếc “kính khổng lồ” và hành động một cách khó hiểu ở các gian hàng điện tử và tự hỏi không biết nó là gì? Bạn nghe các công ty điện tử đua nhau quảng bá về công nghệ thực tế ảo trong các sản phẩm của họ và không biết liệu rằng có nên sở hữu những sản phẩm đó? Đừng hoang mang! Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp hết thắc mắc.
Thực tế ảo, tiếng Anh gọi là virtual reality (viết tắt là VR) là thuật ngữ miêu tả môi trường giả lập (môi trường ảo) được tạo bởi con người, sử dụng các phần mềm chuyên dụng. Ngoài việc tạo ra không gian ảo, công nghệ thực tế ảo VR còn cho phép người dùng tương tác với môi trường thông qua cử chỉ và các giác quan: xúc giác, thính giác và khứu giác.
Người dùng sẽ bị thu hút bởi những hình ảnh mô phỏng này qua khả năng tương tác và thời gian thực. Công nghệ này được điều khiển bằng các thiết bị thông minh.
Đó là bởi vì nó có khả năng tái tạo và biến đổi môi trường 3D ảo phù hợp với hoàn cảnh, đồng thời có khả năng phản hồi các tác động theo thời gian thực.
Nghĩa là khi người dùng đưa ra một quyết định thông qua hành động hoặc suy nghĩ, các cảm biến trong thiết bị thông minh sẽ tiếp nhận tín hiệu. Máy tính sẽ phân tích tín hiệu thu nhận được và cho ra môi trường ảo mới theo ý của người dùng dựa trên nguyên lý và thuật toán dựng sẵn.
Người dùng sẽ nhận thấy được sự thay đổi cảnh vật, hiện tượng trên màn hình và cảm nhận được sự thay đổi qua các giác quan. Khả năng tương tác và mô phỏng chân thật của thực tế ảo sẽ khiến người dùng có cảm giác trở thành một phần của những hình ảnh mình đang nhìn thấy, tương tác và đắm chìm vào nó.
Ví dụ: trong một game nhập vai VR, bạn xoay hướng nhìn thì khung cảnh ảo cũng sẽ chuyển động và thay đổi vô cùng chân thật.
Đây là lĩnh vực được xem là mục đích lớn nhất cho sự ra đời của VR. Người dùng có thể đắm chìm trong không gian của những bộ phim, tựa game, hoặc những video giải trí, khám phá, khoa học viễn tưởng.
Ngày nay, thay vì ngồi trước màn hình máy tính xem những đoạn phim về vũ trụ, nhờ công nghệ VR, bạn có thể đích thân bước lên tàu con thoi và tự mình khám phá những hành tinh mới.
Vào năm 2030, bạn sẽ không còn phải trở thành tỷ phú để được du hành vũ trụ. Những kỹ sư công nghệ và thiên văn học đang làm việc cùng nhau để mang sao Hỏa đến Trái Đất. Đây cũng là một giải pháp tiết kiệm hàng nghìn đô la cho những chuyến thám hiểm vũ trụ phục vụ mục đích khoa học.
Công nghệ VR cũng rất được ưa chuộng trong sản xuất game. Những tựa game cho phép người chơi hòa mình vào không gian, di chuyển, quay đầu sang phải, sang trái để thay đổi góc nhìn và cảm giác sợ chạm vào đồ vật như thật.
Trong vòng 3-5 năm tới, VR còn có thể hợp nhất với AR (công nghệ thực tế ảo tăng cường) để mang đến những trải nghiệm hoàn toàn mới cho game thủ. Chỉ trong vài năm nữa, người chơi có thể mang môi trường thực xung quanh mình như bàn, ghế, tường, tủ,… vào như một phần của trò chơi.
Hàn Quốc là một trong những nước tiên phong đưa công nghệ thực tế ảo vào quân sự. Họ sử dụng nó trong việc đào tạo và huấn luyện binh sĩ, đặc biệt là mô phỏng các môi trường nguy hiểm hay tốn kém, phức tạp.
Trong những năm tới, việc mô phỏng môi trường chiến đấu thực tế sẽ là giải pháp không chỉ giúp tiết kiệm ngân sách, đảm bảo an toàn cho lực lượng, mà còn vô cùng tiện lợi khi kế hoạch tác chiến đột ngột thay đổi.
Thay vì phải tốn nhiều chi phí triển khai mặt trận thực, ban chỉ huy chỉ cần thực hiện vài thuật toán đơn giản để đưa binh đoàn sang một trận địa hoàn toàn mới.
Chúng ta thường phải di chuyển một quãng đường dài để đến lớp, hoặc học trực tuyến qua màn hình máy tính và không có sự tương tác nào với giáo viên. Tuy nhiên, công nghệ VR được áp dụng vào giáo dục sẽ xóa bỏ những rào cản về mặt địa lý và kinh tế này. Chỉ cần đeo kính VR vào, học sinh có thể tương tác trực tiếp với giáo viên và với các bạn học khác.
Tại Việt Nam, trường Đại học Quốc gia Hà Nội là trường đầu tiên thí điểm công nghệ thực tế ảo VR vào giảng dạy online phục vụ người học.
Việc mua sắm online đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, việc mua sắm nội thất, quần áo online lại gặp phải một trở ngại lớn là nhìn thì đẹp nhưng lại không phù hợp. Rất nhiều nhãn hàng, nhà bán lẻ và kỹ sư công nghệ thử nghiệm công nghệ này nhưng vẫn chưa mang lại kết quả khả quan.
Tuy nhiên, đến năm 2050, thực tế ảo được hy vọng sẽ giải quyết triệt để vấn đề này. Sẽ không còn những hàng dài người xếp hàng mua sắm và những phòng thử đồ truyền thống chật kín người nữa. Những phòng thử đồ VR, kết hợp cùng công nghệ AI sẽ mang phòng thử đồ về tận nhà người dùng cùng với một trợ lý thời trang ảo dành riêng cho mỗi người.
Để trở thành một phần của môi trường ảo, người dùng cần có sự trợ giúp của các thiết bị thông minh. Thiết bị đầu vào (input device) và đầu ra (output device) phổ biến nhất là tay cầm điều khiển (controller) và kính VR.
Kính VR là loại kính sẽ bao trùm tầm mắt của bạn bằng một màn hình hiển thị hình ảnh ảo. Có rất nhiều hãng kính trên thị trường, với mức giá dao động từ và trăm nghìn đến vài chục triệu đồng tùy vào chủng loại và tính năng đi kèm.
Trong khi Lenovo mang đến cho người dùng trải nghiệm VR với chip xử lý tầm trung ở mức giá vừa tầm thì Oculus Rift S lại mang đến trải nghiệm thực tế ảo chất lượng cao với bộ PC đi kèm.
Đến năm 2025, kính thực tế ảo sẽ không còn là bộ headset to trùm đầu nữa mà sẽ nhỏ gọn giống kính râm. Những chiếc kính giống của các điệp viên trong phim hiển thị màn hình ảo chỉ với vài thao tác sẽ được bày bán rộng rãi chỉ trong 5 năm tới.
Trong những năm gần đây, việc triển khai công nghệ thực tế ảo VR đã tăng lên một cách chóng mặt, phục vụ cho con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Mặc dù còn gặp phải nhiều rào cản về chi phí và tiếp cận công nghệ, hy vọng công nghệ này cũng sẽ phát triển mạnh mẽ và mang lại các giải pháp toàn diện ở Việt Nam trong tương lai gần.