Ngành Công nghiệp thời trang đã cung cấp hàng ngàn mẫu quần áo không những đa dạng về phong cách mà ngày nay giá cả cũng hợp lý hơn rất nhiều. Tuy nhiên, vấn đề về chi phí cho môi trường cũng kéo theo từ đó. May mắn là đã có nhiều đơn vị tiên phong phát minh ra những giải pháp khác nhau để giúp cải thiện tình hình môi trường. Trong đó, “ trao đổi quần áo” – một trong những phương pháp hiệu quả không chỉ giúp người dùng đổi mới được tủ quần áo của mình mà còn giải quyết được phần nào vấn đề môi trường.
Ngành công nghiệp thời trang thực sự đã tác động như thế nào đến với môi trường và việc trao đổi quần áo có thể giúp ích được gì? Bài viết này sẽ làm rõ được điều đó.
Ngày nay, nhiều lĩnh vực trong đời sống hiện đại đã trở thành nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường. Hàng không, nông nghiệp, công nghiệp máy móc, phương tiện giao thông,…là những nhân tố điển hình khiến tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên tồi tệ. Riêng đối với ngành công nghiệp thời trang, sự tổn hại đến môi trường dần trở nên rõ ràng hơn cùng với tốc độ phát triển nhanh chóng của nó.
Theo báo cáo của Quantis International 2018, trồng cây bông đã gây ảnh hưởng lớn đến việc rút nước ngọt và chất lượng hệ sinh thái. Nguyên căn của là do phân bón dùng cho nuôi trồng bông. Hơn nữa, các công đoạn như nhuộm, hoàn thiện, chuẩn bị sợi và sản xuất sợi cũng dẫn đến cạn kiệt tài nguyên do sử dụng quá nhiều năng lượng nhiên liệu hóa thạch.
Thêm vào đó việc chất thải độc hại chưa qua xử lý được bơm thẳng ra mương, sông hay suối là tình trạng chung ở hầu hết các vùng có công ty dệt may. Điều đáng nói là các chất độc như chì, thủy ngân, asen và nhiều chất độc hại khác lại là thành phần hóa học chính của nước thải. Nghiêm trọng hơn, các chất độc hại này sẽ theo dòng chảy đi ra đại dương và lan ra cả thế giới. Hậu quả là đời sống của hàng triệu sinh vật biển đã bị ảnh hưởng nặng nề.
Ngành công nghiệp thời trang đã gây ra sự cạn kiệt do lượng tiêu thụ nước phục vụ sản xuất. Bằng chứng là để sản xuất được một chiếc áo sơ mi, cần tiêu thụ gần 2650 lít nước. Số lượng này được tính tương đương với 8 cốc nước mỗi ngày cho một người để uống trong 3 năm rưỡi. Tương tự như vậy, nếu tiêu thụ tầm 7571 lít nước cho việc sản xuất quần áo thì sẽ tương đương với 8 cốc nước mỗi ngày cho một người để uống trong 10 năm ( “Fast Fashion’s Detrimental Effect on the Environment” – impakter.com). Điều này xảy ra do nhà máy sử dụng nhiều nước cho nguyên liệu chính để sản xuất ra áo sơ mi và quần jean, chính là bông vải. Hãy nghĩ xem có bao nhiêu chiếc áo sơ mi và quần jean được sản xuất ra mỗi ngày? Nếu chúng ta cứ tiếp tục sản xuất ra thêm nhiều quần áo mỗi ngày thì sớm muộn nguồn nước sạch cũng sẽ cạn kiệt. Hơn thế nữa, chúng ta sẽ không còn đủ nước cho sinh hoạt hằng ngày cũng như các hoạt động khác.
Mỗi năm có khoảng 500.000 tấn vi sợi được thải ra ngoài đại dương từ việc giặt giũ quần áo (“These facts show how unsustainable the fashion industry is” – www.weforum.org). Con số này được ước lượng tương đương với khoảng 50 tỷ chai nhựa nổi trên bề mặt nước. Hơn thế nữa, hầu hết trong số đó có 60% polyester, một thành phần có trong quần áo. Các sinh vật biển ăn phải những chất thải này, vào bên trong các loài cá lớn hơn để rồi có mặt trong chuỗi thức ăn của con người. Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta đã vô tình nuốt phải những vi sợi khi ăn hải sản. Hậu quả là sức khỏe con người bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bao gồm bệnh béo phì lẫn các vấn đề về cơ quan nội tạng và chức năng sinh sản.
\
Với sự thay đổi liên tục về phong cách thời trang như hiện nay, các kiểu dáng quần áo nhanh chóng trở nên lỗi thời và đậm chất “mì ăn liền”. Hậu quả là môi trường đã chịu ảnh hưởng nặng nề. Ở các gia đình phương Tây, mỗi năm họ thải ra môi trường 30 kilogram quần áo. Chỉ có khoảng 15% trong số đó được đem đi quyên góp hay tái chế và số còn lại thì được đẩy vào bãi rác (“FASHION INDUSTRY: DISASTROUS IMPACT ON ENVIRONMENT” – www.georgeherald.com). Hơn thế, ngày nay con người mua sắm quần áo nhiều hơn 60% so với năm 2000 và họ chỉ sử dụng trong một nửa vòng đời của sản phẩm. Thêm vào đó, các công ty và thương hiệu thời trang cũng cho ra mắt nhiều bộ sưu tập khác nhau trong năm. Điều này đã dẫn đến việc số lượng quần áo được sản xuất ra vượt quá tầm kiểm soát. Có khoảng 85% trong tổng số lượng quần áo sản xuất ra đã bị bỏ đi mỗi năm, đủ để lấp đầy cảng Sydney. Nếu chúng ta không nhanh chóng tìm ra giải pháp triệt để, tương lai sống chung với rác thải sẽ không chỉ là lời nói.
Để bảo vệ môi trường cũng như đời sống của chính chúng ta, việc cần làm là phải tìm ra một phương pháp hiệu quả. Trao đổi quần áo là một định nghĩa đang phổ biến gần đây, việc này được xem như một giải pháp đối với việc giảm thiểu tác hại của ngành công nghiệp thời trang đối với môi trường. Tại sao chúng ta phải mua quần áo mới khi ta có thể trao đổi quần áo không dùng nữa với quần áo của người khác? Trao đổi quần áo, nói một cách đơn giản là cho quần áo của chúng ta có thêm một vòng đời. Thay vì vứt bỏ những chiếc áo, quần,…của chúng ta ra bãi rác, hãy trao đổi với người khác.
Trao đổi quần áo giúp giảm lượng rác thải, giữ môi trường sạch sẽ và trong lành hơn. Hơn nữa, một số lượng lớn quần áo cũng được tái sử dụng. Kết quả là nó sẽ giúp hạn chế nhu cầu sử dụng nước, năng lượng và nguyên liệu thô. Bên cạnh đó, trao đổi quần áo cũng sẽ giúp chính chúng ta làm mới tủ đồ của mình và sở hữu được nhiều kiểu quần áo khác nhau với giá tiền rẻ hơn, từ đó chúng ta sẽ có cơ hội tiết kiệm tiền cho những khoản chi cần thiết khác.
Đã có một số phát minh cải tiến ra đời nhờ vào sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghệ. Nhiều công ty công nghệ đã tạo ra các ứng dụng không chỉ cho phép người dùng mua sắm quần áo mà còn hỗ trợ họ thử và đổi trang phục với các người dùng khác. Đầu tiên, chúng ta có thể nhắc đến ứng dụng This For That. Ứng dụng này được một người Ấn độ tạo ra, cho phép chúng ta trao đổi quần áo với người khác miễn phí. Với những thao tác đơn giản như đăng tải ảnh từ tủ đồ của chúng ta, chọn quần áo yêu thích bất kì từ người khác và chờ vận chuyển. Ứng dụng trao đổi quần áo này có tác dụng giúp người dùng mua được các trang phục từ tủ đồ của người khác, phù hợp với phong cách của người dùng. Bên cạnh đó, việc trao đổi quần áo trên ứng dụng This For That cũng giúp giảm thiểu được lượng rác thải và nhu cầu sản xuất thêm quần áo mới, điều này giúp ích rất nhiều trong việc bảo vệ môi trường.
Một ứng dụng khác không thể không kể đến, đó chính là Smart Fashion – một ứng dụng vừa được ra mắt trên thị trường kết nối quần áo. Smart Fashion cung cấp hai tính năng chính, không chỉ giúp người dùng thử quần áo trên trực tuyến và còn có thể đưa ra những gợi ý về phong cách thời trang phù hợp. Hơn thế nữa, đội ngũ kỹ sư của ứng dụng Smart Fashion đang tiến hành mở rộng chức năng trao đổi trang phục cho tính năng thử quần áo. Nói cách khác, người dùng có thể tùy ý phối quần áo của mình với quần áo của người khác hoặc của các thương hiệu thời trang để ướm thử xem họ có thực sự hợp với trang phục đã chọn không. Thật thú vị phải không nào?
>> Tải ứng dụng Smart Fashion ngay tại đây.
Tóm lại, ngành công nghiệp thời trang đang đối mặt với nhiều vấn đề về môi trường. Trao đổi quần áo không hẳn là một giải pháp tuyệt đối, nhưng thực tế cho thấy nó có thể giúp giảm thiểu sự ô nhiễm gây ra bởi ngành công nghiệp này từ việc hạn chế số lượng quần áo bị thải ra mỗi năm.
Túi đeo chéo từ lâu đã không còn là vật dụng xa lạ đối với…
Bad boy là một tên gọi nổi lên trong thời gian gần đây dùng để…
Bên cạnh sự phát triển của các thương hiệu thời trang nội địa, tâm lý…
Theo dòng chảy thời trang, nhiều phong cách và quan điểm về ăn mặc cũng…
Chắc hẳn bạn đã từng nghe cụm từ “thời trang Quảng Châu”, đặc biệt là…
Bạn là người theo đuổi những mẫu thiết kế thời thượng mang đậm phong cách…