Những kênh mua sắm hiệu quả trong mùa dịch

huept
28/04/2020

Sorry, this entry is only available in Vietnamese. For the sake of viewer convenience, the content is shown below in the alternative language. You may click the link to switch the active language.

Sau khi thủ tướng Chính phủ ra lệnh cách ly xã hội, những cửa hàng kinh doanh, chợ, siêu thị đều phải đóng cửa. Người tiêu dùng vốn đã quen với những cách mua hàng truyền thống, nay buộc phải làm quen với những kênh mua sắm online. Cả nhà thay vì cuối tuần cùng nhau đi siêu thị, hay các mẹ tranh thủ chủ nhật đi chợ sớm, nay đều phải tập tành lên mạng order từng bó rau, con cá.

Chợ chung cư – Nơi mua sắm online ngay tại chỗ

Nếu ông bà ngày xưa chuộng việc đi chợ quê, mua những thực phẩm cây nhà lá vườn, tự cung tự cấp thì nay nó đã được nâng cấp lên thành “chợ chung cư”. Chung cư là nơi có mật độ dân số đông mà vài siêu thị tiện lợi không thể nào đáp ứng được nhu cầu thực phẩm. Vì vậy, những “chợ chung cư” ra đời để cung cấp nguồn thực phẩm tự trồng dồi dào ngay tại chính từng chung cư.

“Chợ chung cư” là các hội nhóm trên các kênh mạng xã hội chỉ dành riêng cho dân cư của từng chung cư. Người dân sẽ lên group này buôn bán những thực phẩm Đây được xem như là một kênh mua sắm online hữu hiệu khi mà không phải đi lại nhiều. Hơn nữa, người dân lại còn có thể yên tâm về nguồn gốc thực phẩm. Chợ này còn một ưu điểm nữa là người dân có thể mua sắm bất kể giờ giấc. Chỉ cần đảm bảo có kết nối mạng, kể cả nửa đêm vẫn có thể giao hàng.

“Trong chợ có đầy đủ thịt, cá, tôm, hải sản,… Chỉ cần lên group xem, đặt hàng rồi đợi khoảng 2 tiếng là hàng đến tận cửa. Vì cùng ở trong chung cư nên cũng không mất phí ship gì” – Chị Hà, sống tại chung cư Nam Từ Liêm, Hà Nội cho biết. Ngoài ra, với những mặt hàng không có sẵn, chị em có thể lên group rủ nhau cùng order để tiết kiệm phí ship, đồng thời còn có thể biết thêm được nhiều địa chỉ buôn bán uy tín, chất lượng.

chung cư
Với lượng dân cư lớn, “chợ chung cư” là kênh mua sắm online hữu hiệu trong mùa dịch – Ảnh: himlamland.com.

App mua sắm online – những kênh mua sắm online tin cậy cho người tiêu dùng

Đối với những người không có “chợ chung cư” tiện lợi thì dịch vụ gọi đồ ăn, đi chợ và shopping online chính là vị cứu tinh.

Đơn hàng thực phẩm tăng cao trên các kênh mua sắm online

Trẻ em được nghỉ học đồng nghĩa với việc người lớn phải lo thêm thực đơn mỗi ngày. Nhưng nhờ có ứng dụng giao đồ ăn, trẻ con vui hơn khi được ăn món mình thích. Người lớn đỡ vất vả hơn với việc lựa chọn thực đơn và công thức mỗi ngày.

Không những vậy, nhân viên văn phòng những ngày này ngại ra ngoài tụ tập dễ lây nhiễm. Họ chọn cách order cơm trưa về tận nơi, vừa tiện lại vừa an toàn.

Những ứng dụng phổ biến có thể kể đến Now, Foody, Grab, Baemin và Loship. Dù có nhiều nhà cung cấp, lượng shipper đông đảo nhất là sinh viên lại vẫn đang ở quê, dẫn đến tình trạng quá tải trong giờ cao điểm vì không đủ shipper.

Kênh mua sắm
Shipper của các kênh mua sắm online tấp nập giao nhận hàng – Ảnh: Hà Phương.

Một lựa chọn an toàn hơn cho những bạn đang làm việc tại nhà là đi chợ online mua nguyên liệu rồi tự chế biến. Thời gian cách ly cũng là lúc các hội nhóm Yêu Bếp, Nghiện Nhà ra đời. Dường như ai trong danh sách bạn bè Facebook cũng trở thành đầu bếp.

Mỗi ngày, bảng tin Facebook đều xuất hiện hằng hà sa số các món ăn từ Âu tới Á. Đi “chợ online” trở thành một phương án hữu hiệu. Nó có thể đáp ứng được niềm đam mê ẩm thực khi chợ và siêu thị là nơi thiếu an toàn.

Các kênh mua sắm online như Tiki hay Shopee vốn chỉ dành cho thời trang và công nghệ. Trong thời dịch, mục “Thực phẩm” đã được thêm vào. Những thực phẩm tươi ngon đã qua kiểm định được bày bán công khai. Bạn chỉ việc lên thực đơn, tìm nguyên liệu cần thiết, cho vào giỏ.

Sau đó, đợi hàng được giao đến tận cửa. Hình thức đi chợ mới này cũng được mong đợi sẽ thay đổi thói quen “họp chợ” vốn tiềm ẩn nhiều nguy cơ trong cộng đồng.

Áp dụng công nghệ thời trang vào các kênh mua sắm

Bệnh nghiện mua sắm vốn là căn bệnh mãn tính của các chị em. Kể từ khi dịch bùng phát đến nay, các trang thương mại điện tử ghi nhận mức tăng trưởng ít nhất 20% so với quý cuối năm 2019.

Sàn Tiki bận rộn với 3000 – 4000 đơn hàng/phút, nhiều mặt hàng phải nhập kho liên tục. Kênh mua sắm SpeedL cũng cho biết số lượng đơn hàng của sàn này tăng 150 – 200% so với ngày thường từ khi lệnh cách ly được áp dụng. Sự tăng trưởng chóng mặt này chắc chắn đã và đang thay đổi thói quen mua sắm của người dân.

Chưa kể, theo Nielsen, 44% người Việt được phỏng vấn cảm thấy nguồn thu nhập của họ bị ảnh hưởng. Nó khiến họ phải cân nhắc kỹ hơn về các quyết định mua sắm trong tương lai.

Người dùng sẽ không còn chấp nhận rủi ro. Hành vi mua về những món hàng vô thưởng vô phạt sẽ giảm bớt. Nhu cầu thử hàng trước khi mua tăng dần lên. Họ cần đảm bảo về form dáng, chất liệu, màu sắc như đang mua sắm trực tiếp.

Để theo kịp sự thay đổi này, việc áp dụng công nghệ là điều rất cần thiết. Đặc biệt là công nghệ thời trang vào các app mua sắm online. Phòng thử đồ ảo, gợi ý phối đồ,… đang được nghiên cứu. Các công nghệ này hứa hẹn sẽ mang lại kết quả khả quan trong tương lai.

Lời kết

Nhờ sự phát triển công nghệ, kênh mua sắm online đang là phương pháp hữu hiệu trong đại dịch. Nó đang dần thay đổi thói quen người tiêu dùng. Sau đại dịch, những sàn thương mại điện tử đang được chờ đợi. Chúng không chỉ mang nhịp sống trở lại bình thường, mà còn mang nó tiến lên cao hơn.