Thời trang 2020 chứng kiến những buổi biểu diễn, tuần lễ thời trang, lễ ra mắt bộ sưu tập hè từ các nhà mốt lớn,… Tất cả đều bị lu mờ bởi một “trend” chưa có dấu hiệu hạ nhiệt mang tên COVID-19. Thời trang vốn là thứ hiếm khi được nhìn thấy trên đỉnh của tháp Maslow. Ngày nay lại càng trở nên ảm đạm hơn khi người tiêu dùng ưu tiên dành ngân sách hạn hẹp của họ cho các nhu cầu thiết yếu như thực phẩm, điện, nước,… Ngành công nghiệp thời trang từ xa xỉ tới bình dân đều đang điêu đứng vì đại dịch này.
Dịch bệnh bùng phát mang lại những hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế toàn cầu. Theo Stackline, tại Mỹ, những mặt hàng nhu yếu phẩm như găng tay, máy làm bánh mì, gạo, thuốc ho có mức tiêu dùng tăng từ 300% đến 600%. Bên cạnh đó, cũng có những sản phẩm sụt giảm về mặt doanh số. Bao gồm đồ bơi, máy ảnh, phụ kiện cô dâu, vali,… Không nằm ngoài xu hướng chung, ngành thời trang 2020 cũng chứng kiến sức mua sụt giảm kỷ lục.
Công xưởng thời trang của thế giới là Trung Quốc, và kinh đô thời trang Ý là hai trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong đại dịch lần này. Theo báo cáo của Business Insider, cổ phiếu của các hãng thời trang cao cấp tại đất nước này đã và đang tuột dốc không phanh. Lệnh phong tỏa khu vực miền Bắc nước Ý đã cô lập trụ sở của Prada, Versace, Louis Vuitton,… ở miền Nam với các nhà máy dệt may ở phía Bắc. Đáng lo ngại hơn, miền Nam là nơi tập trung sản xuất đồ da và đồ trang sức. Những mặt hàng này đã làm nên tên tuổi và mang lại doanh thu chính cho nhiều nhãn hàng.
Cùng chung số phận đó, hàng loạt nhà máy trên khắp 20 tỉnh thành phố của Trung Quốc đã bị yêu cầu ngưng sản xuất. Hệ thống giao thông vận tải cũng bị đóng cửa do lệnh phong tỏa. Hậu quả dẫn đến là hàng hóa và nguyên vật liệu cũng không thể ra khỏi kho.
Không chỉ nguồn cung mà nhu cầu ăn mặc cũng gây áp lực nặng nề lên ngành thời trang 2020. Theo tạp chí Sylvers của Wall Street Journal, đơn hàng bị hủy từ khắp mọi nơi trên thế giới. Số lượng nguyên vật liệu tích trữ cho bộ sưu tập mới đang trôi nổi đâu đó ngoài đại dương. Hoặc đang nằm yên và tiêu tốn chi phí lưu kho khổng lồ. Các tuần lễ thời trang với kinh phí hàng triệu USD đều bị hoãn vô thời hạn.
Trung Quốc, theo Jefferies là nơi đóng góp đến 40% tổng giao dịch hàng xa xỉ phẩm cho toàn cầu vào năm 2019. Đại dịch cũng khiến một cơ số thương hiệu thời trang phải liên tục đóng cửa. Capri Holdings, chủ sở hữu Michael Kors, Versace và Jimmy Choo, cho biết 150 cửa hàng của hãng tại Trung Quốc Đại lục đã đóng cửa. Burberry cũng đã đóng cửa 24 trong số 64 cửa hàng của mình. Những bộ sưu tập được trưng bày bị “bỏ rơi” trong các cửa hiệu tại thành phố Milan. Nhiều nhà báo và người nổi tiếng lựa chọn sức khỏe của họ thay vì ghé đến thành phố “chết chóc” này. Như một hệ quả, chuỗi cung ứng thời trang toàn cầu bị tê liệt trong cuộc chiến chống đại dịch.
Trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra, ngành thời trang 2020 cũng đang vật lộn với “đại dịch” của riêng mình, đó là đại dịch rác thải. Số lượng quần áo được sản xuất quá nhiều và xu hướng thời trang thay đổi liên tục. Vì thế, vòng tuần hoàn quần áo bị phá vỡ và tạo ra lượng quần áo dư thừa khổng lồ. Những chiếc quần hay áo mới chỉ được mặc 2-3 lần sẽ dễ dàng bị lãng quên trong tủ. Hoặc tệ hơn là sẽ được chôn trong bãi rác công cộng hoặc đi vào lò thiêu rác.
Tuy nhiên, cách xử lý này khiến những chất độc hại trong quần áo phụ kiện không được phân hủy và lẫn vào môi trường. Thêm vào đó, sự trì trệ bởi dịch bệnh gây ra đòi hỏi ở ngành công nghiệp này nhiều hơn. Ngành thời trang cần phải tìm cho mình hướng đi mới, bền vững.
Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới. Vì thế, khá dễ hiểu khi đất nước này trở thành công xưởng thời trang thế giới. Là nơi cung cấp một lượng nhân công lớn với chi phí “rẻ như cho”. Những thương hiệu lớn đã rục rịch tìm kiếm những nước cung cấp nhân công thay thế như Việt Nam, Bangladesh, Campuchia. Tuy nhiên, vẫn không tránh được các hệ quả khác từ đại dịch. Một trong số đó là nguồn nguyên liệu thô vẫn phụ thuộc vào Trung Quốc.
Nhiều thương hiệu đã phải nhanh chóng thống kê lại toàn bộ lượng nguyên vật liệu tồn kho. Họ cũng ghi nhận các lô nguyên vật liệu đang trên đường đến. Đồng thời tính toán hợp lý lại lượng hàng cần sản xuất thêm. Ngoài ra, họ cũng chủ động tìm kiếm thêm vài nơi cung ứng ngay tại địa phương sản xuất. Ví dụ như sử dụng vải từ các chợ vải Việt Nam, Ấn Độ. Như vậy, quá trình sản xuất có thể được đảm bảo và không bị gián đoạn.
Scandal của D&G bị Trung Quốc tẩy chay vào cuối năm 2018 đã thức tỉnh các nhà mốt khác. Thêm vào đó, các đơn hàng từ Đại Lục liên tục bị hủy trong đại dịch. Ngành thời trang 2020 phải có cho mình một “kế hoạch B”. Thực tế đã chứng minh quá phụ thuộc vào một thị trường chính là con dao 2 lưỡi. Nó có thể giúp bạn dễ dàng định vị thương hiệu, nhưng cũng dễ dàng khiến bạn lao đao.
Đại dịch COVID-19 đã khiến cả thế giới phải cách ly xã hội. Các thương hiệu thời trang từ cao cấp đến bình dân, từ quốc tế đến nội địa đều phải gánh chịu những tổn thất nặng nề. Mọi người ở nhà hầu như 24/7 và chỉ ra đường để mua thức ăn. Các cửa hiệu bị buộc phải đóng cửa phải gồng gánh một núi chi phí cố định để duy trì cửa hàng và nhân sự dù không tạo ra được doanh thu. Vì vậy, đại dịch này cũng là lúc doanh nghiệp sử dụng một kênh phân phối hàng hóa khác, kênh mua sắm trực tuyến.
Mua sắm online có thể giải quyết được nguy cơ lây nhiễm virus khi tiếp xúc trực tiếp. Tuy nhiên, nhiều vấn đề bất cập nảy sinh cùng phương pháp này. Ví không cầm trên tay trang phục và không thể thử lên người. Người tiêu dùng hoặc phải chấp nhận rủi ro, shopping dựa vào may mắn. Hoặc chấp nhận “nhịn shopping” cho đến khi cuộc sống trở lại bình thường. Không có lựa chọn nào là dễ chịu cả.
Một số doanh nghiệp về công nghệ đã cho ra mắt ứng dụng giải quyết các vấn đề trên. Với sự trợ giúp của công nghệ AI hay VR, người dùng có thể thử đồ bằng một “người mẫu ảo” được tạo ra dựa trên chính số đo cơ thể của họ. Có thể kể đến như Smart Fashion, Stylebook, và Closet+ là những ứng dụng tiêu biểu. Ứng dụng công nghệ AI được mong đợi mở ra hướng đi mới cho thời trang 2020.
>> Tải ứng dụng Smart Fashion ngay tại đây.
Darwin từng nói: “Người sống sót cuối cùng không phải là người mạnh mẽ nhất, cũng không phải là người thông minh nhất, mà là người dễ dàng thích nghi để thay đổi nhất”. Hy vọng đại dịch này là cơ hội để ngành thời trang 2020 nhìn lại mình và tìm ra những hướng đi mới, kết hợp nhiều công n
ghệ mới để tạo nên những đột phá mới.